Ở ngôi Tần_Nhị_Thế

Tháng 9 năm 210 TCN, Tần Nhị Thế chôn vua cha Tần Thủy Hoàng ở Ly Sơn. Mộ được xây từ khi Thủy Hoàng còn sống, sai hơn 70 vạn dân phu đào ba con suối, ở dưới đổ đồng và đưa quách vào; đem hết những đồ quý báu của hoàng gia và trăm quan chôn xuống dưới; rồi sai thợ chế máy bắn tên để đề phòng mộ tặc. Các vua Tần còn sai lấy thủy ngân làm sông Trường Giang, sông Hoàng Hà và biển lớn. Nhị Thế cho rằng:

Những người ở hậu cung của tiên đế nếu không có con mà cho ra ngoài thì không tiện.

Vì vậy Nhị Thế sai chôn theo tất cả các cung nữ của Tần Thuỷ Hoàng. Sau khi chôn cất xong, có người nói với Nhị Thế:

Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn.

Vì vậy sau khi cất giấu xong, Nhị Thế sai đóng đường hầm đi đến huyệt, lại sai đóng cửa ngoài đường hầm; những người thợ và những người cất giấu của cải không làm sao thoát ra được, đều bị chết trong đó.

Nhị Thế tin dùng Triệu Cao, cho làm làm lang trung lệnh và do đó hành động như một vị vua bù nhìn.[6] Theo mưu của Triệu Cao, ông tăng thêm nhiều luật lệ mệnh lệnh. Nhị Thế bàn mưu với Triệu Cao:

Các quan đại thần không phục, quan lại còn mạnh, các công tử thế nào cũng tranh nhau với ta. Bây giờ nên làm thế nào?

Triệu Cao thưa:

Cao vốn là người hèn mọn được bệ hạ thương đến cho làm ở địa vị trên, lo những công việc quan trọng nhất, các quan đại thần đều bực bội chỉ theo thần ngoài mặt chứ trong lòng thực không phục. Trong lúc này không thể theo văn mà phải dùng võ lực để quyết định. Làm như thế, trên dưới sẽ theo mà nước được an.

Nhị Thế cho là phải, bèn giết các quan đại thần và các công tử anh em mình, tội lỗi liên lụy đến những viên quan nhỏ hầu hạ nên họ cũng đều bị giết. Các quan tam lang không còn ai sống sót, 6 vị công tử đều bị giết ở đất Đỗ (杜).[5] Cả tông thất run sợ, quần thần ai ngăn cản thì phạm tội phỉ báng. Các quan đại thần thì lo giữ lộc để được yên thân, còn nhân dân thì sợ hãi.

Nhị Thế sau đó tiếp tục trừng phạt nhiều người khác chỉ vì những lỗi nhỏ nhặt. Em trai của hoàng đế là Tướng Lư (将闾) và hai anh em khác đều bị bắt giam. Sứ giả sau đó đã được gửi đến để đọc cho họ bản án tử hình. Tướng Lư nhìn trời và kêu to 3 lần rằng ông không phạm tội gì cả.[5][7] Cả ba anh em đều khóc và phải rút kiếm tự tử.[5] Triệu Cao nói rằng Nhị Thế còn trẻ và do là Thiên tử nên giọng nói của ông không được nghe thấy và khuôn mặt của ông không bao giờ phải được hiển thị. Theo đó, Nhị Thế chỉ sống trong nội cung và chỉ tham khảo ý kiến với Triệu Cao. Bởi vì điều này, các đại thần hiếm khi có cơ hội để gặp Nhị Thế lúc thiết triều.[5]

Sau đó Nhị Thế tiếp tục điều phu xây cung A Phòng. Lý Tư a dua theo vua, dâng "Thuyết đốc trách" đề nghị tăng hình luật tàn khốc hơn để trị thiên hạ, do đó pháp luật của triều đình càng khắc nghiệt hơn cả thời Thuỷ Hoàng, nhân dân càng thêm oán hận.pNăm 209 TCN ( năm thứ 21 Vệ Giác quân) Tần Nhị Thế phế bỏ tước vị Giác quân, phế ông xuống làm thứ dân. Các nước chư hầu thời chiến quốc đến đây mới kết thúc. Cùng năm, Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa nổi dậy, báo hiệu sự suy vong của nước Tần